Bồ Hòn Tách Hạt

Địa chỉĐịa chỉ: 423/15 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

HotlineHotline: 0977748885 - 0393077077

Bồ Hòn Tách Hạt

  • 0
  • Liên hệ
  • 1938
Bồ hòn thường được nhân dân sử dụng để giặt và tẩy quần áo. Ngoài ra với tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và sát trùng, thảo dược này còn được dùng trong bài thuốc trị hắc lào, ghẻ, lở loét da, ho có đờm, viêm amidan và viêm họng.
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Bồ hòn thường được nhân dân sử dụng để giặt và tẩy quần áo. Ngoài ra với tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và sát trùng, thảo dược này còn được dùng trong bài thuốc trị hắc lào, ghẻ, lở loét da, ho có đờm, viêm amidan và viêm họng.

trái bồ hòn
Bồ bòn (Sapindus saponaria L) là vị thuốc quý và mọc hoang nhiều tại các vùng núi trung du

 

  • Tên gọi khác: Bòn hòn, Vô hoạn.
  • Tên khoa học: Sapindus saponaria L
  • Họ: Bồ hòn (danh pháp khoa học: Sapindaceae)

Mô tả dược liệu bồ hòn

1. Đặc điểm cây bồ hòn

Bồ hòn là cây thân gỗ, to, chiều cao trung bình từ 5 – 10m, một số cây có thể phát triển cao đến 13m. Cây rụng lá vào mùa khô, lá mọc so le, dạng kép lông chim, mỗi lá gồm có khoảng 4 – 6 đôi lá chét mọc đối xứng. Phiến lá có gân nổi rõ ở cả hai mặt, mép nguyên, đầu nhọn và gốc hơi lệch.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, hoa nhỏ và có màu lục nhạt. Quả hình cầu, vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, bên trong chứa hạt tròn, màu nâu đen. Cây bồ hòn ra hoa vào tháng 7 – 9 và sai quả vào tháng 10 – 12.

2. Hình ảnh cây bồ hòn

 

hình ảnh cây bồ hòn
Hình ảnh cây bồ hòn – Cây thân gỗ, to, chiều cao trung bình từ 5 – 10m, lá dạng kép lông chim
hình ảnh cây bồ hòn
Hình ảnh quả của cây bồ hòn – Quả có màu vàng nâu khi chín, vỏ nhăn nheo và bên trong chứa hạt màu đen

 

3. Bộ phận dùng

Vỏ quả, rễ, lá, hạt và vỏ rễ đều được sử dụng để làm thuốc.

4. Phân bố

Cây bồ hòn phân bố rải rác ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Ở nước ta, loài thực vật này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ,…

5. Thu hái – sơ chế

Thu hái hạt và quả vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Lá và rễ có thể thu hái gần như quanh năm.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp.

7. Thành phần hóa học

Quả bồ hòn chứa nhiều saponin (khoảng 18%), các saponin trong dược liệu đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,… Ngoài ra hạt bồ hòn còn chứa 9 – 10% dầu béo.

Vị thuốc bồ hòn

1. Tính vị

Rễ và quả bồ hòn có vị rất đắng, tính mát. Rễ hơi có độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ và Phế.

3. Rễ và quả bồ hòn có tác dụng gì?

quả bồ hòn có tác dụng gì
Quả bồ hòn có tác dụng gì?

– Theo Đông Y:

  • Quả bồ hòn có tác dụng sát trùng, rễ có tác dụng hóa trệ và tiêu đờm.
  • Chủ trị: Hôi miệng, ho có đờm, sâu răng, cảm mạo, sốt cao, ho suyễn, viêm amidan, viêm khí quản, cổ họng sưng đau, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trúng độc cá nóc (vỏ rễ), mụn nhọt, ho gà…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết xuất từ quả bồ hòn có tác dụng ức chế các vi khuẩn thường gặp như Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus viridans, Corynebacterium diphtheriae, Diplococcus pneumoniae,…
  • Tác dụng diệt tinh trùng: Cao chiết xuất từ phần trên mặt đất của dược liệu có tác dụng tiêu diệt tinh trùng. Khi tiếp xúc với cao dược liệu, 100% tinh trùng đều bị bất động.
  • Tác dụng trị bỏng: Dùng cao lỏng bồ hòn lên vùng da bị bỏng do nhiệt, vôi tôi hoặc do sét đánh nhận thấy vết bỏng nhanh lên da non, không có hiện tượng tụ mủ và nhiễm trùng. Tuy nhiên cao từ dược liệu có thể gây nóng và xót da trong những lần sử dụng đầu tiên.

– Tham khảo thêm một số công dụng khác của bồ hòn:

  • Ngoài ra vỏ cây bò hòn còn được giã nát và lấy nước tắm cho động vật để trị chấy, rận và bọ.
  • Quả bồ hòn còn được dùng thay thế xà phòng để giặt quần áo.
  • Nhân dân Nepal sử dụng vỏ quả bồ hòn tán bột rồi đắp ngoài da để trị nấm da, ghẻ, diệt chấy và trị gàu.
  • Nhân dân Ấn Độ sử dụng vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong để điều trị viêm phổi. Mỗi lần dùng 1 viên 2g uống với sữa nóng, ngày dùng 2 lần.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng bồ hòn ở dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 3 – 9g/ ngày (quả), 12 – 16g/ ngày (rễ) và 6 – 9g/ ngày (vỏ rễ).

Bài thuốc chữa bệnh từ rễ, hạt và quả bồ hòn

1. Bài thuốc điều trị viêm amidan, viêm họng gây nuốt đau, ho và ứ đờm

  • Bài thuốc 1: Vỏ quả bồ hòn đồ chín. Đem phơi khô, tán bột mịn, sau đó dùng một ít bột thổi vào họng.
  • Bài thuốc 2: Dùng vỏ quả bồ hòn đem rửa sạch, phơi khô và nhai trực tiếp, nuốt lấy nước. Hoặc dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc trị chứng lỵ, tiểu buốt, tiểu ra máu và tiểu nhiều lần

  • Chuẩn bị: Vỏ quả bồ hòn.
  • Thực hiện: Sắc uống, chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo

  • Chuẩn bị: Rễ bồ hòn.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

4. Bài thuốc trị ho gà

  • Chuẩn bị: Lá bồ hòn.
  • Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi khỏi bệnh.

5. Bài thuốc trị chứng hắc lào, ghẻ lở

  • Chuẩn bị: Vỏ quả bồ hòn phơi khô và dầu lạc.
  • Thực hiện: Đem nấu dược liệu trong dầu lạc, sau đó thêm bột diêm sinh và hạt củ đậu tán mịn vào. Dùng thuốc thoa lên vùng da cần điều trị nhiều lần trong ngày.

6. Bài thuốc trị đau nhức răng, hôi miệng, sâu răng

  • Chuẩn bị: Hạt bồ hòn.
  • Thực hiện: Giã nát, thêm nước sạch vào và vắt lấy nước. Dùng dịch vắt súc miệng, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm dần.

7. Bài thuốc trị hắc lào

  • Chuẩn bị: Củ riềng già 10g và vỏ quả bồ hòn 20g.
  • Thực hiện: Tán nhỏ, đem ngâm với cồn 90 độ 20ml. Sau đó dùng cồn thoa lên vùng da cần điều trị.

8. Bài thuốc phòng ngừa đĩa cắn

  • Chuẩn bị: Quả bồ hòn.
  • Thực hiện: Chế thành dầu và thoa lên chân, bắp đùi trước khi lội xuống ruộng, ao hồ.

9. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm xoang

  • Chuẩn bị: Rễ bồ hòn, mẫu kinh, lá cây sanh và cây bạc đầu mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 500ml nước còn lại một nửa. Chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.

10. Bài thuốc trị ghẻ và lở loét ngoài da

  • Chuẩn bị: Quả bồ hòn, hạt máu chó và hạt củ đậu.
  • Thực hiện: Giã nát, nấu với dầu vừng và để nguội. Dùng thuốc thoa lên vùng lở loét đều đặn.

Bồ hòn không chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân mà còn được công nhận trên phương diện khoa học. Vì vậy bạn có thể tận dụng dược liệu này để điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên nếu có ý định sử dụng bài thuốc uống, bạn nên tìm gặp thầy thuốc để được gia giảm liều lượng thích hợp với tình trạng bệnh lý.

Sản phẩm cùng loại
Cỏ Mực

Cỏ Mực

Liên hệ
Neem Ấn Độ

Neem Ấn Độ

Liên hệ
Hà Thủ Ô Đỏ

Hà Thủ Ô Đỏ

Liên hệ
Vỏ Quế

Vỏ Quế

Liên hệ
Hương Nhu Trắng

Hương Nhu Trắng

Liên hệ
Bồ Kết Khô

Bồ Kết Khô

Liên hệ
Zalo