Hương nhu là một loại thảo dược thần kỳ giúp trị các bệnh chúng ta hay gặp như nôn mửa,tiêu chảy, rụng tóc và cảm lạnh. Vậy hương nhu là gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây hương nhu trong đời sống? Cách dùng hương nhu trị hôi miệng ra sao? Cùng tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên qua bài viết này nhé.
Hương nhu là cây gì?
Hương nhu là loài cây thân thảo có tên khoa học là Ocimum tenuiflorum hay còn đươc gọi là cây é tía, cây é rừng thuộc họ hoa môi. Cây này thường góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông Y với đinh hương, bạch biến đậu, hậu phác,...
Có 2 loại hương nhu đó là hương nhu trắng và hương nhu tím. Thông thường người ta thường dùng hương nhu tím để trị bệnh, còn hương nhu trắng thì để làm tinh dầu.
Mô tả hình ảnh cây hương nhu
Cây hương nhu có chiều cao từ 1 đến 2m, được bao phủ rất nhiều lông, khi còn nhỏ cây màu xanh nhạt lúc về già có màu nâu. Lá của cây thường mọc đối nhau, có răng cưa và lông ở hai mặt lá. Hoa thường mọc ở nách lá và có hình xim.
Mô tả hình ảnh cây hương nhu tía
Cây hương nhu tía còn gọi là cây é tía, có hoa và thân đều có màu đỏ tía, hoa mọc thành chùm, có mùi thơm tỏa ra đặc trưng. Loại này sinh trưởng và phát triển mạnh hơn hương nhu trắng, vì vậy, có thể dễ dàng nhìn thấy chung ở các bãi cỏ ven đường, bụi rậm, bãi đất trống,...
Mô tả hình ảnh cây hương nhu trắng
Cây hương nhu trắng có hoa màu trắng, lá có nhiều lông bao phủ. Loại này cũng có tác dụng chữa bệnh trong y học nhưng dược tính thấp hơn, do đó, chúng không được ưa chuộng bằng hương nhu tía. Một phần vì giống cây này hiếm thấy nên nó ít phổ biến hơn và độ nhận diện thấp.
Nếu chỉ nhìn sơ qua, người ta dễ nghĩ đây là loại cỏ dại ven đường.
Thành phần hóa học của lá hương nhu
Trong lá hương nhu thường chứa các hoạt chất sau: cavacrol, transbergamotene, thymol,g-terpinene, camphene, limonene,… Theo Đông Y, tinh dầu hương nhu có vị cay và tính bán ôn và 2 kình là vị và phế nên có thể trị cảm, buồn nôn, đau bụng và một số chứng bệnh khác.
Khu vực phân bố và thu hái cây hương nhu
Hầu như chúng ta thường thấy cây hương nhu mọc khắp nơi xung quanh chúng ta hoặc cây có thể được trồng trong vườn để làm thuốc.
Thông thường cây sẽ được thu hoạch vào từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm vào lúc cây đang ra hoa. Sau khi được thu hái và rửa sạch,người ta thường cách nhỏ cây, phơi khô dưới bóng râm.
Công dụng của cây hương nhu
Theo Đông Y, hương nhu thường dùng để trị các bệnh sau đây:
· Giải cảm, sốt rất hiệu quả.
· Hỗ trợ điều trị nhức đầu
· Trị chứng phù thũng và nôn nao ở miệng.
· Nuôi dưỡng và giảm rụng tóc.
· Kích thích mọc tóc.
· Trị chảy máu cam và hôi miệng.
· Làm giảm căng thẳng và kháng viêm.
· Chống oxy hóa.
Tác dụng của cây hương nhu là gì?
Hương nhu có rất nhiều cách dùng để chữa bệnh, hiệu quả nhất là chữa các vấn đề về răng miệng. Người xưa hay súc miệng bằng lá hương nhu để chữa chứng hôi miệng. Ngoài ra, nó còn kết hợp với nhiều vị thuốc khác, trở thành những bài thuốc hay trong dân gian như:
Tác dụng của cây hương nhu giúp chữa hôi miệng
Tôi nhớ ngày xưa trước khi thi đại học, tôi thường thức khuya để ôn thi, dần dần miệng của tôi hay thở ra mùi rất khó chịu. Tình trạng hôi miệng kéo dài làm tôi rất ngại tiếp xúc với những người xung quanh vì tự ti.
Tôi là đứa sinh viên dưới quê lên, không có tiền nên không dám đi bệnh viện khám. Rồi một hôm tôi được một người thầy chỉ cho một phương thuốc trị bệnh hôi miệng rất hiệu quả. Đó là nấu một ít lá hương nhu trong vài phút rồi dùng nước đó ngậm và súc miệng hằng ngày. Chỉ sau 1 tuần,dùng tôi đã lấy lại được sự tự tin giao tiếp với mọi người.
Tác dụng của cây hương nhu chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa
Cứ mỗi lần hè là tôi đều chạy đi đá bóng với những đứa bạn dưới cái nắng chói chang. Chơi đá bóng xong là lúc nào cũng có một cái xe bán đá bào đi qua thế và ai cũng như ai, ăn một cách vô tội vạ.
Đến khi về nhà là bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Mẹ tôi thường dùng 20g hậu phác tấm gừng đã sao hoặc nướng qua, 10g hương nhu và 10g bạch biến đậu đã sao. Tán nhỏ tất cả các vị thuốc thành bột mịn và trộn với đau chia thành 10g và bảo quản.
Mỗi lần khi tôi bị tiêu chảy là mẹ tôi lại bắt tôi uống 2 lần, mỗi lần dùng là đều hãm với 160ml nước. Hoặc bạn có thể dùng hương nhu, diếp cá, điền cơ hoàng và cát căn mỗi vị 11g, thạch cương bồ 7g và 3g mộc hương sắc với nước uống.
Tác dụng của cây hương nhu chữa phù thũng, tiểu ra máu
Để làm bài thuốc trên ta dùng 8g hương nhu, 29g rễ cỏ tranh và 11g ích mẫu thảo mang tất cả sắc với nước dùng trong ngày. Dùng trong 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Hoặc có thể dùng 11g bạch truật và hương nhu để sắc uống.
Tác dụng của cây hương nhu gội đầu giúp tóc óng mượt
Dùng lá cây hương nhu nấu chung với bồ kết, vỏ bưởi, sả,... trong 1 giờ để cây tiết ra tinh dầu, sau đó dùng khăn mỏng lọc bã lấy nước để nguội gội đầu và mát xa nhẹ nhàng
Tác dụng của cây hương nhu chữa cảm lạnh do đi mưa
Dùng 25g bạch biến đậu đã sao và 10g hậu phác tấm gừng nướng, 10g hương nhu, mang ba vị trên đi tan thành bột mịn và trộn với nhau. Ngày dùng 2 lần sau mỗi bữa trưa và tối, mỗi lần dùng 9g pha với nước sôi. Hoặc ta có thể dùng 20g hương nhu tán nhỏ và pha với nước sô. Ngày uống 2 lần mỗi lần 8g.
Lưu ý khi dùng cây hương nhu
Bên cạnh các tác dụng tuyệt vời của hương nhu chúng ta cần lưu ý các điều sau:
· Không nên uống quá lạm dụng nước sắc của hương nhu.
· Không được dùng nước sắc cây hương nhu khi để qua đêm vì dễ gây nôn mửa.
· Người có nhiệt hoặc khí hư và âm hư không nên dùng.
· Người chân khí hư và yếu không nên dùng.
· Người đổ nhiều mồ hôi hay biểu hư không nên sử dụng.
· Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nếu muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
· Người trước khi thực hiện phẫu thuật không nên dùng trong 2 tuần.