Bồ kết chắc chắn rằng là loại quả rất đỗi quen thuộc với tất cả mọi người, không chỉ riêng người dân nông thôn. Từ xa xưa, nó đã được biết đến với công dụng làm dầu gội trị gàu, giúp tóc óng mượt, suôn mềm. Tuy nhiên, ít ai biết được ngoài tác dụng làm dầu gội, bồ kết còn là dược liệu chữa bệnh rất được Đông y “trọng dụng”.
Cây bồ kết là cây gì ?
Cây bồ kết là cây thân gỗ sống lâu năm, thân có gai, hạt giống hạt đậu nhưng kích thước to hơn. Trung bình mỗi quả bồ kết có khoảng 30 – 40 hạt. Trong hạt bồ kết có chứa một lượng lớn dầu thực vật. Chính vì thế, mà ngày xưa khi chưa có dầu gội đầu, phụ nữ Việt Nam xem nó như là loại thảo dược dưỡng tóc thần kì.
Các loại bồ kết
Bồ kết tây
Bồ kết tây có nguồn gốc từ Châu Á nhiệt đới và Australia, có chùm hoa rất đẹp và được trồng để làm bóng mát. Bồ kết tây là cây thân gỗ cao từ 10 – 15m, phân cành nhánh nhều, thưa, có màu xám trắng. Lá bồ kết tây màu xanh nhạt, lá kép lông chim 2 lần, có 10 – 18 đôi lá phụ hình bầu dục thuôn cả 2 đầu
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, phát triển trên cuống ngắn. Quả dẹt, bóng, nổi rõ các hạt, có màu vàng rơm. Sinh trưởng từ hạt nên rất khỏe.
Bồ kết ba gai là cây bắt nguồn từ miền đông Bắc Mỹ, là cây thân gỗ, lá rụng sớm. Phân bố tập trung ở các vùng đất ẩm ướt như thung lũng sông, Đông Nam Dakota trải dài xuống phía nam New Orleans tới miền Trung Texas kéo dài về phía tây và trung Pennsylvlania.
Bồ kết là loại cây thuốc đa công dụng vì tất cả các bộ phận của nó đều có công dụng riêng như:
Quả bồ kết
Khi quả bồ kết chín khô, sử dụng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô, khi dùng đến thì phải bỏ hạt. Có lúc lại được đốt thành than, tán bột, bảo quản và dùng dần.
Hạt bồ kết
Trong sách y cổ nói rằng hạt bồ kết không có độc, vị cay. Nó có công dụng giúp thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt,… Để chữa bệnh, hạt bồ kết được dùng để phơi khô hoặc sấy khô sau khi tách ra từ quả bồ kết chín. Dùng 5 -10g hạt sắc nước uống.
Gai bồ kết
Gai bồ kết thu hoạch ở thân cây, sau đo mang đi phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi lại phơi khô. Nước sắc từ gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, chữa ác sang, làm thông sữa, tiêu ung độc vì nó có hoạt chất kháng khuẩn và nấm.
Khi còn tươi, rất nhiều bộ phận của cây bồ kết như quả, lá, hạt và vỏ cây đều chứa độc tính. Chính vì vậy, khi làm thuốc chúng ta cần nướng thật vàng hoặc đốt thành để loại bỏ độc tố.
Ngộ độc bộ kết thường có cảm giác nóng rát ở cổ, nôn ói, tức ngực, sau đó sẽ đau đầu, tiêu chảy, chân tay mỏi mệt, rã rời,…
Các bệnh viện lớn ngày nay đã dùng bồ kết để giúp bệnh nhân chữa bí đại tiện, thông khoan, chữa tắc ruột. Bồ kết dùng được cho người lớn và cả trẻ em.
Công dụng chữa bệnh từ cây bồ kết
Bồ kết giúp trị trúng phong, cấm khẩu
Dùng quả bồ kết tách hết hạt, nướng cháy vỏ rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 0,5 – 1g bột, nếu không uống bột thì có thể dùng 5 – 10g quả bồ kết tách hại để sắc uống.
Tác dụng trị méo miệng do trúng gió của bồ kết
Nướng vàng 10 trái bồ kết, rồi tán bột mịn sau đó đem trộng với giấm tạo hỗn hợp sệt. Nếu méo miệng bên trái thì đắp hỗ hợp sang phải và ngược lại. Nếu hỗn hợp khô, hòa thêm giấm để tạo độ dẻo và đắp tiếp. Song, cách này chỉ có tác dụng với những người mới bị bệnh.
Chữa hen suyễn, trị ho, đờm ngược lên cổ, khó thở do đờm, miệng sùi đờm dãi
Dùng bột bồ kết và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều thành hỗn hợp. Uống mỗi ngày 3 – 6g, mỗi lần uống 0,5g cho đến khi nôn đơm ra hoặc đờm hạ xuống
Bồ kết có tác dụng chữa sâu răng, nhức răng
Tán nhỏ bồ kết rồi đắp vào chân răng, nước bọt chảy ra thì phải nhổ đi không được nuốt vào.
Hoặc dùng quả bồ kết nướng đen xong bẻ vụn ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1 bồ kết, 4 rượu. Ngâm đủ 1 ngày 1 đêm, sau đó lấy ra ngậm, sử dụng vài ngày sẽ khỏi.
Đốt quả bồ kết và xông khói vào mũi, mũi sẽ nhanh chóng được thông và dễ thở hơn
Bồ kết có tác dụng trị kiết lỵ
Sao vàng 50g hạt bồ kết sau đó tán thành bột mịn và trộn đều với hồ nếp rồi vo viên tròn bằng hạt bắp. Uống 2 lần/ ngày sáng và tối, mỗi lần uống 12 viên.
Chữa chứng bí đại tiện, tắc ruột, trướng bụng sau mổ, phù ứ nước, giun kim
Sử dụng quả bồ kết đốt tồn tính tán bột, sau đó trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để trong hậu, làm vài lần sẽ đi được.
Đối với giun kim, nên thực hiện vào buổi tối, làm liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày 1 lần
Trị đầy bụng ở trẻ nhỏ
Đốt quả bồ kết trên than, sau đó dung bàn tay hoặc lá trầu hứng khói rồi ép vào bụng bé
Bồ kết có tác dụng trị mụn trứng cá, tàn nhang
Tán nhuyễn mịn 50g hạt bồ kết và 40gr hạnh nhân. Trước khi đi ngủ thì pha một lượng nhỏ hỗn hợp với nước lọc tạo thanh hỗn hợp sệt và bôi lên chỗ có mụn hoặc tàn nhang để đến sáng thì rửa sạch lại
Trị ghẻ lở lâu năm bằng bồ kết
Dùng dạ dày heo đã làm sạch rồi cho quả bồ kết vào buộc chặc lại, nấu chín. Khi ăn bỏ bồ kết chỉ ăn dạ dày
Lưu ý: Khi dùng cách này, người bệnh sẽ đi ngoài phân lỏng nhưng không có gì đáng lo ngại
Bồ kết có công dụng giúp ổn định đường huyết
Chất keo trong hạt bồ kết tươi có chứa glycoside, đường tự nhiên, protein,… giúp hòa tan chất xơ và ổn định đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dung khô hoặc tươi đều được. Dùng quả bồ kết hãm nước rồi uống dần để trị bệnh. Lưu ý, khi uống hàng ngày cần chú ý liều lượng phù hợp với lượng đường huyết để có kết quả tốt nhất.
Điều trị phụ nữ sưng vú
Dùng 40g gai bồ kết thiêu tồn tính cộng thêm 4g bạng phấn. Hai vị đều tán nhỏ, sau đó trộn đều hỗn hợp. Mỗi lần dùng 4g để uống.
Phòng ngừa bệnh cho phụ nữ sau sinh
Đốt cháy quả bồ kết trên chậu than củi rắc một chút muối lên dùng để xông cho sản phụ
Tăng cường, hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trái bồ kết có chứa chất glycoside - có tính chất tẩy rửa nhẹ như thuốc xổ. Tuy vậy, lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho ruột non, dạ dày và trực tràng, giúp ích trong việc hòa tan các chất xơ, hấp thụ thức ăn dễ dàng
Chính vì vậy, nó được dùng để điều trị một bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, kiết lỵ, trẻ con bị đầy bụng và chống rối loạn tiêu hóa.
Trị bệnh trĩ bằng bồ kết
Dùng 15g trái bồ kết đun sôi với nước. Sau đó, đổ ra chậu, đợi cho nước bớt nóng, thì cho bệnh nhân ngồi vào chậu để ngâm. Đến khi nước nguội thì lấy tay đẩy búi trĩ thụt vào và băng lại để giữ cố định.
Song song đó, dùng 5 quả bồ kết tẩm sữa nướng giòn sau đó tán mịn, hòa với mật ong, đường đặc cho vừa dẻo. Vo hỗn hộp thành từng viên như hạt đậu. Uống 20 viên/ngày, uống hết số viên đã vo thì dừng
Công dụng của bồ kết với tóc
Bồ kết có thành phần chính là saponin – là hỗn hợp có chứa chất màu vàng tạo bọt có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, tẩy sạch bụi bẩn, đặc biệt là trị nấm da đầu. Bên cạnh đó, còn có hợp chất flavonozit, trong đó chứa saponaretin, đây là một trong số hỗn hợp giúp giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu rất tốt.
Tóc gội bằng bồ kết giúp tóc đén mượt, óng ả, giúp tóc chắc khỏe, không gãy rụng, hồi phục tóc hiệu quả.
Bồ kết giúp tóc suôn mềm
Khi bạn gội đầu thường xuyên giúp bạn có mái tóc suôn mượt, đây là bí quyết của phụ nữ Việt Nam ta bao đời nay.
Ngày nay, các loại dầu gội sử dụng hóa chất tạo bọt và mùi hương đôi khi sẽ khiến tóc bạn thô ráp, khô xơ hơn. Vì thế, để mái tóc của mình bóng mượt và đen thì nên dùng bồ kết để gội đầu nhé
Trị nấm da đầu bằng bồ kết
Vì co chứa chất saponion kháng viêm, kháng khuẩn, diệt nấm hiệu quả mà bác sĩ khuyên dùng bồ kết gội đầu với thuốc điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn
Bồ kết giúp kích thích mọc tóc
Bồ kết chính là vũ khí bí mật để giúp tóc mọc nhanh và dài hơn. Vì hiện nay, khi bị nấm da đầu sẽ có dấu hiệu gãy rụng tóc và làm da đầu trọc một mảng. Bởi lẽ đó, nên sử dụng bồ kết gội đầu để kích thích mọc tóc nhanh hơn
Loại sạch gàu khỏi da đầu nhờ bồ kết
Gàu là hiện tượng những tế bào chết bị bong ra khỏi da đầu, hoặc các tác nhân bụi trong không khí hoặc mồ hôi khi vận động làm da đầu bị ngứa ngáy, tạo nên các mảng trắng mỏng khiến bạn cảm thấy mất tự tin.
Khi đó, hãy kiên trì gội đầu bằng bồ kết để loại sạch gàu và ngăn ngừa gàu xuất hiện trở lại nhé.
Cách chọn bồ kết nấu dầu gội
Bồ kết là chất dinh dưỡng cho mái tóc của chúng ta. Cách nấu dầu gội bồ kết vừa đơn giản lại ít tốn kém. Hãy xem cách nấu bồ kết làm dầu gội dưới đây nhé:
Chọn và phơi bồ kết
Khi chuẩn bị nguyên liệu để nấu, bạn nên chọn những trái bồ kết đã chín, già có màu nâu sẫm để mang lại hiệu quả tốt hơn. Trước khi nướng, mang bồ kết phơi nắng để saponin được tụ lại nhiều hơn giúp giữ lại mùi hương tự nhiên và giữ mùi lâu hơn
Cách nướng bồ kết
Tùy thuộc vào độ dài của tóc mà sử dụng lượng bồ kết phù hợp. Để giữ được mùi hương lâu nhất thì bạn nên nướng bồ kết trên bếp than hồng. Nướng bồ kết sao cho tạo ra chất nhựa để chăm sóc tóc và có mùi thơm, ngả vàng cánh gián là được. Nướng đều cả 2 mặt của trái bồ kết
Cách nấu dầu gội bồ kết
Nấu bồ kết thông thường
Bẻ nhỏ từng trái bồ kết đã nướng cho vào nồi 1 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút để bồ kết ra hết nướng. Đến khi nước chuyển sang màu vàng cánh gián và có sủi bọt lên là được. Để tránh mất thời gian, có thể cho bồ kết đã nướng đập dập vào túi lọc trước khi nấu, sẽ giúp các chất trong bồ kết tan nhanh hơn và túi lọc sẽ giúp lọc cặn của trái bồ kết. Nấu xong có thể pha thêm nước để gội.
Nấu bồ kết với hương nhu
Bên trong hương nhu có tinh dầu làm thoáng da đầu, sảng khoái khi gội đầu giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Ngoài ra, tinh dầu hương nhu còn có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn
Cách nấu như sau: Dùng 7 – 10 quả bồ kết đã nướng đun với lượng nước tương ứng. Khi nước sôi thì thêm 1 nắm lá hương nhu và nấu tiếp 15p sau đó tắ bếp. Vậy là bạn đã có 1 loại dầu gội thơm nhẹ, rất an toàn cho tóc và da đầu của bạn.
Nấu bồ kết với vỏ bưởi
Bưởi cũng là một loại nguyên liệu giúp kích thích tóc mọc , suôn mềm, mềm mịn, khi kết hợp với bồ kết sẽ mang lại hiệu quả gấp nhiều lần. Cách nấu giống như trên, tuy nhiên không nên cho vỏ bưởi vào quá sớm, sẽ khiến tinh dầu bị bóc hơi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bồ kết gội đầu
- Không nên gội đầu bằng nước nóng vì sẽ làm mất độ bóng của tóc, làm tóc trở nên khô xơ, chỉ nên gội đầu nước ẩm khoảng 35 độ là tốt nhất
- Tần suất gội đầu và liều dùng hợ lý: không nên lạm dụng mà gây tác dụng ngược từ bồ kết. Hãy gội đầu 3 – 5 lần/ tuần để bảo vệ mái tóc của bạn tốt nhất nhé
- Massage đầu trong khi gội để giúp chất flavonizit và chất saponaretin thẩm thấu sâu hơn để giúp kích thích mọc tóc và giúp tóc chắc khỏe
- Tránh để nước bồ kết dính vào mắt sẽ làm cay mắt, nếu lỡ dính vào mắt thì không nên dụi hãy dùng khan thắm nước chạm đều 2 bên mắt
- Không nên dùng nước bồ kết bỏ qua ngày